Mục lục
Khi gặp bác sĩ tư vấn thường thấy nói cần phải nâng xoang hàm và ghép xương. Vậy nâng xoang hàm và ghép xương là cái gì? Tại sao phải nâng xoang và ghép xương?
- Ở hàm trên mỗi bên phải và trái sẽ có 1 xoang hàm nằm trong xương hàm trên.
- Ở người bị mất răng, vùng xương ổ răng sẽ bị tiêu xương, làm xoang hàm trở nên thấp hơn, gây khó khăn cho việc đặt implant đủ chiều dài.
- Khi đó bác sĩ phải làm phẫu thuật nâng cao xoang hàm lên để có đủ chiều dài xương cho việc đặt implant.
Hiện nay có 2 cách nâng xoang phổ biến đó là nâng xoang kín và nâng xoang hở.
- Bác sĩ sẽ đi từ mặt ngoài xương ổ răng, bộc lộ xoang, nâng xoang và đặt vật liệu ghép vào
- Cách này giúp cho bác sĩ có thể nhìn rõ và kiểm soát được khối lượng xương đặt vào phục vụ việc trồng implant.
- Bác sĩ mở đường vào tiếp xúc với xoang hàm từ vị trí răng nhổ hay từ đỉnh xương ổ răng sau đó đưa vật liệu ghép vào
- Mở đường tiếp xúc với xoang hàm.
- Đưa xương ghép vào và đặt implant.
- Cách này ít tạo viết thương hơn cho bệnh nhân.
- Khi nào thì cần phải ghép xương?
- Khi mất răng vùng xương phía dưới thường bị tiêu theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc.
- Những vùng xương hàm bị mất răng trong thời gian dài sẽ bị tiêu xương, đặc biệt là khi đeo hàm giả tháo lắp
- Những trường hợp mất răng do nha chu hay do nhiễm trùng lớn, phần xuong còn lại không đủ để thực hiện cấy ghép implant.
- Khi đó việc ghép xương là cần thiết để đảm bảo sự thành công cho trồng răng implant.
- Ghép xương để đảm bảo cho sự tồn tại của răng implant trong xương hàm.
Là xương ghép được lấy trực tiếp từ cơ thể bệnh nhân, ưu điểm làđộ an toàn cao, tương thích cao,ít nguy cơ lây nhiễm bệnh, ít bị đào thải, tỉ lệ thành công cao, nhược điểm: tạo nhiều vết thương trên cơ thể, khối lượng xương lấy có giới hạn, không thể lấy nhiều.
Xương ghép được lấy từ cá thể cùng loài, được xử lý theo mục đích sử dụng.
Ưu điểm: khối lượng xương lấy được nhiều hơn, khả năng thành công tốt.
Nhược điểm: dễ lây nhiễm bệnh nếu sử lý không tốt, có khả năng đào thải.
Là xương ghép được lấy từ cá thể khác loài, được sử lý theo nhiều phương pháp khác nhau tùy vào mục đích sử dụng người ta cải thiện thêm các đặc tính cho phù hợp, nhược điểm là khả năng tương hợp sinh học kém, có khả năng gây dị ứng, hiệu quả không cao.
Là vật liệu ghép tổng hợp, có thể là vật liệu đa phân tử hay đơn phân tử, kim loại, sứ. Thuận lợi của vật liệu là không bị hạn chế về số lượng, khối lượng, dễ dùng, cũng như tháo bỏ. Bất lợi của ghép xương nhân tạo là tương hợp sinh học kém, kĩ thuật ghép tương đối phúc tạp.
TÌM KIẾM
KIẾN THỨC NHA KHOA
CÙNG CHỦ ĐỀ